“Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng “
(Thơ Đỗ Phủ)
Tết Trung Thu hay còn được gọi là lễ hội trăng tròn hay Tết đoàn viên, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Trong dịp này, người ta thường mua quà để tặng trẻ nhỏ như: đèn lồng, trống, đồ chơi… và quà để biếu ông bà, cha mẹ, người thân là bánh trung thu để tỏ lòng thành kính, biết ơn và sự hiếu thảo.
Vậy bạn có biết lý do tại sao Việt Nam lại có lễ hội đặc biệt này không? Hãy cùng Traveloka.com tìm hiểu về lễ hội truyền thống này nhé!
Nguồn gốc lễ hội
Một số người nói rằng Tết Trung Thu bắt đầu từ triều đại của vua Đường Minh Hoàng ở Trung Quốc, vào đầu thế kỷ thứ 8.
Vua Đường luôn ao ước được một lần lên cung Trăng, ngắm nàng Hằng Nga nhảy Vũ Y Nghệ Thường và uống rượu chốn cung trời. Về sau với sự giúp đỡ của một pháp sư, vua Đường được lên Mặt trăng và chào đón bởi rất nhiều nàng tiên xinh đẹp. Sau này, ông tổ chức truyền thống ngắm trăng để tưởng nhớ sự kiện quan trọng này.
Lễ hội giống như một sự kết hợp của Halloween và Lễ Tạ Ơn. Vào đêm trăng tháng tám ngày thứ 15 Âm, các đường phố đầy những người mua đồ lễ hội. Bên cạnh các loại bánh, kẹo, tò he, đầu rồng, mặt nạ còn có trẻ em diễu hành trên đường phố, hát ngêu ngao bài hát của tuổi thơ và mắt sáng lên những nụ cười qua ánh đèn đầy màu sắc.
Múa Lân và Bánh trung thu
Một sự kiện quan trọng Tết trung thu là múa Lân và Múa Sư Tử. Các nhóm người ẩn nấp dưới hình dáng một con Lân chồm lên rồi lại chồm xuống lắc lư trên từng góc phố hay vào hẳn các ngôi nhà. Nhà nào được sư tử đi vào nhảy múa được xem như sẽ ngập tràn sự may mắn.
Bên cạnh múa Lân, Bánh Trung thu cũng là món ăn truyền thống cần phải có trong dịp Trăng Rằm. Bánh nướng với vỏ bánh vàng ươm thơm nức mũi cùng nhân hạt sen, đậu đỏ tượng trưng cho sự tròn đầy viên mãn. Bánh dẻo mang màu trắng trong thơm ngọt được làm từ gạo nếp và chứa đầy hỗn hợp ngọt ngào của hạt sen, hạt bí ngô hoặc đậu xanh.
Địa điểm vui chơi Trung Thu 2016
Tại Hà Nội
Phố Hàng Mã Tại Hà Nội, bạn có thể tới Phố đèn lồng hay còn được gọi là phố Hàng Mã, đây là con phố thơ mộng nhất trong lòng Hà Nội mỗi Tết Thu. Các cô gái mặc sườn xám đỏ thả dáng bên đèn lòng, các đôi tình nhân ríu rít và những đứa trẻ tung tăng mua sắm .
Times City
Times City nổi tiếng là chốn vui chơi lý tưởng. Đặc biệt vào dịp Trung thu, Times City được trang hoàng lấp lánh hơn bao giờ hết.
Vào dịp Trung thu, Times City được trang hoàng lấp lánh hơn bao giờ hết. Hình: Khoi Tran.
Bạn sẽ được hòa mình vào không gian của ánh sáng đèn nháy, đèn lồng, đèn neon. Vô số trẻ em và gia đình trong những trang phục đẹp nhất cùng nhau tận hưởng phút giây hạnh phúc trong năm.
Royal City
Tương tự như Times City, Tết Trung Thu ở Royal City được trang hoàng vô cùng bắt mắt với nhiều con vật phát sáng và đèn lồng độc đáo. Đây cũng là địa điểm check in độc đáo mà bạn không thể bỏ qua trong dịp Trung Thu năm nay.
Tại Hội An
Trung Thu tại Hội An bao giờ cũng đặc sắc và ấn tượng hơn bất cứ nơi nào. Hòa giữa không gian bình yên của Phố Cổ thâm trầm là những ngõ phố, hàng quán được trong đèn sáng rực. Những ngày 15 Âm lịch hàng tháng hoạt động trong đèn lồng đã khá tập nập nhưng ngày Trung Thu, đèn lồng và đèn hoa đăng còn được treo, thả nhiều hơn, lộng lẫy hơn.
Giữa đêm trăng sáng, bạn như lạc vào thế giới liêu trai trên bến, dưới thuyền lung linh một sắc. Đâu đó tại các điểm diễn ra lễ hội là tiếng trống rộn ràng, những màn múa lân, sư tử vui nhộn, tiếng trẻ em hò hát rộn vang, rồi cả hoạt động phát quà cho trẻ em, người già đôi khi cả khách du lịch cũng may mắn được ban tổ chức địa phương tặng bánh kẹo Trung Thu hết sức vui vẻ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Giữa tháng 10 và 15 tháng 8, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ hội Trung thu” cho trẻ em. Nếu bạn quan tâm đến các trẻ em thiệt thòi? Đây là dịp thành phố sắp xếp cho 5.000 trẻ em tham gia rước đèn lồng dọc theo các đường phố chính.
Phố đèn lồng Quận 5
Con phố đặc sắc nhất để đón Trung Thu tại tp.HCM mà bạn không thể bỏ qua đó chính là Phố đèn lồng Quận 5 – Phố Lương Nhữ Học. Đây là con phố bán đèn lồng truyền thống lâu đời của người Hoa, với đủ các loại đèn lồng to nhỏ, hình dạng, màu sắc khác nhau. Vào đêm trăng rằm tháng 8, trẻ em, thanh niên nô nức chen chân tới đây để hòa vào không khí lễ hội sầm uất, vui nhộn.
Cầu Ánh Sao Quận 7
Vẻ đẹp lung linh bởi đèn điện được trưng bày khắp cầu Ánh Sao thường ngày đã thu hút rất nhiều người tới đây. Và ngày Trung Thu, cây cầu này còn trở lên lộng lẫy hơn khi nó còn được dát ánh trăng vàng lấp lánh chiếu sáng khắp mặt hồ. Vẻ đẹp hiện đại và lãng mạn của Cầu Ánh Sao khiến năm này nơi này cũng trở thành địa điểm đón Trung Thu hấp dẫn nhất Sài Gòn. Bạn không thể bỏ lỡ trải nghiệm đón Trung Thu tại phố đèn lồng Q5, và càng không nên bỏ qua trải nghiệm đón Trung Thu ở Cầu Ánh Sao Quận 7.
Tại thành phố Tuyên Quang
Lễ hội Trung thu tại các tỉnh miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang có thể là một sự kiện độc đáo nhất tại Việt Nam.
Tuyên Quang cách 165km từ Hà Nội, đã được biết đến với các di tích lịch sử của Nhà xã Hồng Thái và cây đa Tân Trào.
Vào dịp Tết Trung Thu, những người tham gia sự kiện này sẽ có một cuộc thi làm lồng đèn, trang trí khay trái cây, chương trình ca nhạc gồm các nghệ sĩ từ Lào, Hàn Quốc và Trung Quốc, một lễ hội bia và một cuộc thi sắc đẹp Miss Tuyên Quang.
Trong thực tế, ngân sách và ý tưởng để làm cho lễ hội là của mối quan tâm lớn là từ các cư dân địa phương. Một số làng thậm chí còn dành hơn 100 triệu đồng để làm lồng đèn và biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn. Sau khi làm đèn lồng, chúng được trưng bày trên một số đường phố chính ở trung tâm thành phố Tuyên Quang.
Theo người dân địa phương, việc ai thắng trong cuộc thi không quan trọng mà đây là một cơ hội tuyệt vời để làm việc cùng nhau nâng cao tinh thần hữu nghị và xây dựng đoàn kết.
Trước khi lễ hội bắt đầu, người dân địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động Trung thu của đêm trong mười ngày. Nổi bật nhất là một cuộc diễu hành gồm hàng trăm chiếc đèn lồng trong hình dạng và kích thước khác nhau trên đường phố.
Các lễ hội đã trở thành một sự kiện quy mô lớn tại Tuyên Quang. Lúc đầu một số hộ gia đình tại phường Tân Quang thực hiện mô hình của những chiếc đèn lồng khổng lồ để kỷ niệm Lễ hội Trung thu. Sau đó, các phường và các làng lân cận đã cùng làm điều đó và dẫn đến một sự kiện lễ hội tuyệt vời như ngày nay.
Vào năm 2013, Lễ hội Trung thu tại tỉnh Tuyên Quang được công nhận là sự kiện có những chiếc đèn lồng khổng lồ nhất
Như vậy, một tết Trung thu 2016 lại đến, một năm mới tròn đầy và viên mãn được gửi vào từng ánh sáng và vầng trăng tròn trong mắt bao trẻ thơ lại tới. Cho tất cả mọi người hòa mình say mê hạnh phúc, mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Mong rằng Trung Thu 2016, những ai còn đang lưỡng lự đơn phương thì mau chóng tỏ tình, các đôi giận hờn quay lại siết chặt nhau, kẻ tha phương lâu ngày thì về nhà đoàn tụ cùng gia đình vui Tết Trung Thu.