Bounce rate là gì
Để có thể trả lời được cho câu hỏi bounce rate là gì bạn đọc có thể tham khảo khái niệm của thuật ngữ này. Bounce rate chính là phần trăm số lượng người vào website của bạn và rời đi, họ không nhấn vào xem tiếp thêm nội dung gì nữa.
Bounce rate chính là thống kê số lượt người truy cập vào web của bạn mà đi ra luôn mà không tham khảo thêm các bài viết khác
Để bạn hình dung rõ hơn, bài viết đưa ra một ví dụ như sau. Nếu có 100 người truy cập vào website của bạn, nhưng chỉ có 30 người xem thêm nội dung khác. Số người còn lại sẽ rời đi ngay, lúc này bounce rate website chính là 70%.
Bounce rate còn được xem trong Google Analytics là một công cụ thống kê của Google. Trong marketing bounce rate là một thuật ngữ được sử dụng để phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một website.
Vai trò và sự ảnh hưởng của Bounce rate
Để hiểu rõ hơn bounce rate là gì bạn nên tham khảo thêm các vai trò và tầm ảnh hưởng của tính năng này đối với quá trình quản lý website và marketing. Bounce Rate là thông số để bạn xác định tính hiệu quả của một website. Bounce Rate trung bình của các website trên toàn thế giới là khoảng 60%.
Bounce rate đóng vai trò rất lớn trong quá trình quản lý website và tiến trình seo web lên top các trang tìm kiếm
Tỉ lệ bounce rate là một thông số hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của website, nhất là các web tin tức, bán hàng… Bên cạnh đó tỉ lệ này cũng là một trong yếu tố ảnh hưởng lớn đến thứ hạng SEO trên các thanh công cụ tìm kiếm.
Những phương pháp để làm giảm bounce rate
Sau khi đã hiểu rõ về bounce rate là gì và vai trò của tính năng này đối với việc quản lý website và SEO. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp để làm giảm bounce rate cho web của mình.
Trước hết bạn cần xác định nguyên nhân tai sao web của mình lại không hấp dẫn được người đọc. Nguyên nhân có thể do nội dung bài viết, hình ảnh không hấp dẫn.
Để làm giảm bounce rate bạn cần phải có những nội dung độc đáo thu hút người đọc. Bạn có thể thu thập các kiến thức mới, quan điểm mới, để thu hút lượng truy cập từ những người tìm kiếm Google. Hơn nữa bài viết của bạn cũng cần đi sâu vào các vấn đề được xã hội quan tâm, chẳng hạn như tin tức pháp luật, đời sống, sức khỏe, tình hình an ninh…
Sau khi bạn điều chỉnh lại hướng phát triển nội dung, bạn sẽ thấy lượng truy cập website của mình tăng lên đáng kể. Hơn nữa hình ảnh minh họa cũng cần sắc nét và đúng với nội dung bài viết.
Nguyên tắc thứ 2 để làm giảm bounce rate là đặt link bài viết thể search được. Bạn nên chú ý các từ khóa của mình phải thông dụng, được nhiều người truy cập. Như vậy họ mới có thể thấy link bài viết của bạn để kích chuột vào. Nhất là những bài viết về các sản phẩm, đòi hỏi từ khóa cần phải ngắn gọn xúc tích và thông dụng.
Những lưu ý để bạn có thể làm giảm bounce rate cho website của mình
Nếu bạn search một từ khóa trên Google, kết quả hiện ra và bạn kích vào một bài để xem. Nhưng nội dung bài đó thấy không hay, thêm vào đó giao diện website không đẹp. Bạn sẽ không có ý định tìm hiểu thêm những bài khác hay nội dung khác trên website này để xem tiếp. Do đó, để làm giảm bounce rate bạn không chỉ để ý đến nội dung đầy đủ, hay mà giao diện website cũng cần phải hiện đại và đẹp mắt.
Nguyên tắc nữa chính là về sự trình bày trong bài viết. Nếu trình bày lệch lạc, không rõ nội dung và các mục sẽ kéo chất lượng của cả một bài viết đi xuống. Bài viết của bạn nên kèm theo ít nhất 1-2 hình minh hoạ để linh động và hấp dẫn hơn. Phân cách các đoạn nội dung, tránh viết dính chùm và gây cho người đọc cảm giác khó hiểu khi đọc.
Bài viết sau đây của chúng tôi đã mang đến bạn đọc những thông tin cần thiết về bounce rate. Để bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc bounce rate là gì, hơn nữa bạn cũng đã hiểu rõ hơn về vai trò và sự ảnh hưởng của tính năng này đối với website và quá trình quảng bá, kinh doanh của công ty hay cửa hàng mình. Nếu trang web của bạn có lượng bounce rate quá cao, bạn cần phải lưu ý tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục. Chú ý phần nội dung và hình ảnh, cách sắp xếp bố trí để bài viết của mình hấp dẫn được người đọc.
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức mới cho mình. Từ đó quá trình quản lý website cũng như seo web sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả hơn.