Việc cho con bú là một phản xạ tự nhiên nhưng không phải là bú như thế nào cũng được. Một vài tuần đầu có thể bạn và con bạn đang gặp vấn đề về cách bú mẹ nhưng sau đó còn có nhiều vấn đề xảy ra khi cho con bú nữa. Ngay cả khi việc nuôi con bằng sữa mẹ được thiết lập và diễn ra tốt đẹp, các vấn đề khi cho con bú vẫn có thể xuất hiện. Các vấn đề cho con bú có thể gây đau đớn và đau khổ cho một người mẹ mới, và chúng có thể khiến em bé trở nên quấy khóc, và thất vọng. Bài viết này chúng ta sẽ nói về những vấn đề cho con bú thường gặp và các phương pháp giải quyết chúng.
Đau núm vú
Đau núm vú ở một vài tuần đầu tiên khi cơ thể đang thay đổi để sản xuất nhiều sữa mẹ cho bé thì đó là bình thường. Nhưng nếu đâu quá mức, nứt vú hoặc chảy máu thì nó không còn bình thường nữa và bạn cần xử lý nó. Nếu đau núm vú ngày càng tăng lên thì hãy điều trị ngay lập tức nhưng vẫn cần cho con bú. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia nếu bạn cần. Dưới đây là những gì bạn nên làm:
- Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang ngậm vú đúng cách.
- Hãy thử tư thế cho con bú khác nhau và thay đổi tư thế ở mỗi lần cho ăn.
- Nhẹ nhàng phá vớ lực hút từ miệng bé bằng ngón tay của bạn trước khi đưa em bé ngừng bú
- Cho bé bú thường xuyên hơn khoảng 2-3 giờ một lần
- Bắt đầu cho con bú trên vú ít đau nhất.
- Nên chườm ấm hoặc dùng khăn ướt với nước ấm để lau vú
- Xoa sữa mẹ mới vắt lên núm vú của bạn để giúp chúng lành lại.
- Nếu núm vú của bạn không có dấu hiệu cải thiện trong vài ngày, hãy liên hệ với bác sĩ. Bất kỳ lỗ mở nào trên da đều có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn và điều đó có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Căng vú
Khi sữa mẹ lấp đầy bầu vú của bạn trong một vài tuần đầu tiên có thể khiến vú bạn căng và cứng nhưng đó là điều bình thường và sẽ mất đi khi em bé bắt đầu bú. Nhưng thời gian sau đó sự căng tức vú là kết quả của một vấn đề về vú khi cho con bú nó làm căng tức vú và bé sẽ rất khó khăn để bú mẹ. Lúc này bạn nên:
- Cho con bú rất thường xuyên, ít nhất 8 – 12 lần một ngày.
- Một cách ngậm vú đúng và tư thế chính xác có thể giúp con bạn bú hiệu quả hơn và lấy đươc nhiều sữa hơn.
- Nếu con bạn không bú mẹ tốt hoặc bạn vẫn cảm thấy căng sau khi cho con bú, hãy vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để loại bỏ nhiều sữa mẹ, giảm đau và áp lực cho vú của bạn
- Hút ra một ít sữa mẹ trước khi bạn bắt đầu cho con bú để làm mềm các mô vú và làm cho em bé dễ dàng để bú hơn một chút. Việc vắt sữa mẹ cũng giúp giải phóng một số áp lực, do đó, dòng sữa chảy ra khỏi ngực của bạn sẽ không quá mạnh đối với em bé của bạn.
- Chườm ấm trước khi cho bé bú và chườm lạnh sau khi cho con bạn ăn là cách giảm đau chống sưng rất tốt. Bạn có thể dùng lá bắp cải ướp lạnh để đắp lên vú sau khi cho con bú
- Nhẹ nhàng xoa bóp vú.
- Cho phép nước ấm chảy qua ngực của bạn trong khi tắm.
Tắc ống dẫn sữa
Khi bạn sờ thấy những khối nhỏ cứng hoặc mềm trong vú của bạn thì đó có thể là bị tắc ống dẫn sữa gây ra. Những khối nhỏ này được tạo ra khi sữa mẹ bị chặn lại trong lòng ống dẫn sữa và không qua ngoài được. Nó thường tự mất đi trong một vài ngày hoặc nhanh hơn nếu bạn làm đúng cách.
- Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang bú đúng cách và hút sữa mẹ ra khỏi vú của bạn một cách hiệu quả.
- Cho con bú rất thường xuyên để ngăn sữa mẹ tích tụ và làm tắc nghẽn ống dẫn sữa.
- Cho con bú ở bên có ống sữa bị tắc trước. Bé mút mạnh khi bắt đầu bú có thể giúp bỏ chặn ống dẫn.
- Dùng chườm ấm vào vị trí bị tắc để khuyến khích sữa mẹ chảy tốt hơn ở vị trí đó.
- Massage vú của bạn trong khi cho con bú của bạn để giúp giảm bớt tắc sữa
- Hãy chắc chắn là bạn được nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước mỗi ngày
Viêm vú
Nhiễm trùng vú dẫn tới sưng đau vú hay gọi là viêm vú. Các vấn đề phổ biến khác như căng vú, ống dẫn sữa bị tắc, mệt mỏi hoặc bệnh tật có thể dẫn đến viêm vú. Bạn có thể nghĩ tới viêm vú nếu nhận thấy sưng, đỏ và đau có thể có sốt kèm theo:
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị viêm vú, hãy gọi bác sĩ của bạn. Bạn có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng.
- Bạn có thể nghĩ rằng bạn không thể cho con bú bị viêm vú, nhưng bạn có thể và nên tiếp tục cho con bú thường xuyên.
- Cố gắng nghỉ ngơi nhiều trong khi bạn hồi phục
- Chườm ấm sẽ tốt hơn khi vú bị đau do viêm
Bệnh tưa miệng
Tưa miệng là bệnh do nấm men gây ra trên núm vú và trong miệng của bé. Triệu chứng của bệnh bạn có thể thấy đau, đỏ và ngứa vùng vú hoặc núm vú, có hoặc không có phát ban. Nó cũng có thể xuất hiện với một mảng trắng hoặc vùng đỏ trong miệng em bé.
- Nếu bạn nghĩ mình bị tưa miệng thì hãy thông báo bác sĩ càng sớm càng tốt để có sự điều trị thích hợp. Một loại kháng sinh đặc trị là thích hợp cho cả bạn và bé. Nhớ là điều trị cho cả hai chứ không phải mình bạn
- Làm sạch và khử trùng tất cả núm vú giả, bình sữa, đồ chơi và các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc với vú bạn hoặc miệng của em bé.
- Rửa tay thật sạch là rất tốt và quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm
Nguồn cung sữa mẹ thấp
Một nguồn cung sữa mẹ thấp sẽ làm cho cả mẹ và bé đều thất vọng nếu họ không biết cách. Nhưng điều tốt chính là hầu hết nguyên nhân gây ra một nguồn cung sữa mẹ thấp đều có thể xử lý được và tăng trở lại nguồn sữa mẹ
- Em bé ngậm vú đúng là ngậm hết toàn bộ núm vú cùng với một phần của quầng vú. Bạn cần kiểm tra xem bé ngậm đúng hay chưa. Và hiệu suất bú của bé nhiều hay ít ảnh hưởng tới sự hình thành và sản xuất sữa mẹ của cơ thể mẹ
- Cho con bú thường xuyên mỗi 2-3 giờ, càng bú thường xuyên thì cơ thể càng sản xuất ra nhiều sữa mẹ
- Hãy cho bé bú lâu hơn 10 phút mỗi bên và cố gắng giữ cho bé tỉnh táo và chủ động trong mỗi lần bú
- Sử dụng máy hút sữa hoặc xoa bóp vú sau mỗi lần cho con ăn để kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa mẹ
- Ăn uốn đầy đủ và cân bằng, nghỉ nghỉ và uống nhiều nước
Nếu sau khi thử nhiều biện pháp mà vẫn không tăng được nguồn sữa mẹ thì bạn phải bổ sung sữa công thức cho bé. Mua sữa công thức trên Sendo là tiết kiệm nhất. Ngoài ra còn có thể sử dụng mã giảm giá trên magiamgiasendo.com để tiết kiệm hơn nữa.
Nguồn cung sữa mẹ quá nhiều
Một nguồn sữa mẹ quá nhiều cũng là một khó khăn đối với bạn. Nó có thể gây ra các vấn đề như tắc ống dẫn sữa, căng vú và viêm vú. Áp lực của việc có quá nhiều sữa tích tụ trong vú cũng có thể gây ra phản xạ xuống sữa quá mức và chảy nhanh sữa mẹ ra khỏi vú của bạn. Sữa chảy ra quá nhanh có thể làm bé sặc sữa, ngạt thở và có thể làm bé đau bụng do nhiều bọt khí trộn lẫn trong sữa
- Hãy thử cho bé bú chỉ một bên trong mỗi lần cho ăn, bú hết sữa một bên rồi mới bú bên kia. Lượng sữa thừa ra thì bạn hãy hút ra và bảo quản để bé dùng sau này
- Bạn có thể cho con bú với tư thế nằm ngửa và bé nằm trên người mẹ để bú. Tư thế bú chống lại trọng lực này giúp cho dòng sữa chảy ra chậm hơn một chút
- Hãy cho bé thời gian để nuốt và để ợ vì dòng sữa chảy quá nhanh kèm theo khí nhiều làm cho bé bị ợ và chậm nuốt
Kết bài
Các vấn đề về vú là rất nhiều và có nhiều nguyên nhân dẫn tới các vấn đề này. Mỗi vấn đề đều có thể giải quyết tốt và khắc phục được nếu bạn biết cách. Bài viết đã giúp bạn biết về những cách bạn có thể làm khi gặp các vấn đề này. Tuy nhiên nếu vấn đề giải quyết không tốt hoặc có biến chứng nào đó thì hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn để được trợ giúp. Chúc bạn cho con bú thành công!
Xem thêm: ” Phá thai có đau không?” Đây là 1 trong những bài viết ở diễn đàn hoidaptructuyen.vn. Diễn dàn chia sẽ thông tin sức khoẻ cho phụ nữ mang thai.