Trường hợp 1: Nhà đất là tài sản riêng của cha hoặc của mẹ:
Có nghĩa là: Cha hoặc mẹ là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất – sẽ có đầy đủ các quyền sở hữu (bao gồm: Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). Theo đó, trường hợp này, cha hoặc mẹ có toàn quyền chuyển nhượng nhà và đất mà không cần hỏi ý kiến các con.
– Trường hợp 2: Nhà đất là tài sản chung của cha mẹ:
Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định: Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do cha mẹ (vợ, chồng) thống nhất định đoạt. Hơn nữa, Khoản 3 Điều 213, Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: “Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”
Như vậy, ở trường hợp này nhà và đất là tài sản của chung cha mẹ, nếu chuyển nhượng, cha mẹ thống nhất định đoạt mà không cần hỏi ý kiến các con.
– Trường hợp 3: Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng tuy nhiên 1 trong 2 người chết, hoặc nhà đất là tài sản riêng của vợ hoặc riêng của chồng mà người chủ sở hữu tài sản riêng chết:
Trường hợp này sẽ phát sinh quan hệ thừa kế, mà con cái của chủ sở hữu tài sản có thể được hưởng thừa kế, khi đó, việc chuyển nhượng/định đoạt nhà và đất có thể phải có sự đồng ý của con.
– Trường hợp 4: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình:
Trường hợp này cha mẹ muốn chuyển nhượng nhà và đất thì phải hỏi ý kiến của con – nếu con có tên trong hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp/hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về đại diện.
Từ những phân tích trên, cần xem xét rõ từng trường hợp để xác định cách thức thực hiện cho phù hợp.
Căn cứ pháp lý: Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,
Khoản 3 Điều 213, Bộ luật Dân sự 2015.
Link tham khảo thêm dịch vụ luật sư thừa kế: https://lsx.vn/dich-vu-luat-su-giai-quyet-tranh-chap-ve-thua-ke-va-di-chuc