Nhận thức được rằng đầu tư vào kinh doanh rượu là một ngành nghề tiềm năng nên không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến ngành nghề này. Tuy nhiên, dù rượu là một thức uống phổ biến và không thể thiếu nhưng nếu sử dụng một lượng rượu lớn trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam đã đặt ra những quy định chặt chẽ về vấn đề nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu tại Việt Nam.
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu
Trong số các loại đồ uống thì rượu vẫn luôn là một trong những sản phẩm được mọi người ưa chuộng. Bên cạnh đó Việt Nam có một nét đẹp văn hoá truyền thống đó là uống rượu khi ăn. Chính vì vậy khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu thì cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện đầu tư vào thị trường Việt Nam
Theo Biểu cam kết gia nhập WTO và Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs), việc thành lập cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất) của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất khi đã được cấp phép quyền phân phối. Việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải làm thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
Việc lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ;
Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí:
- Mật độ dân cư;
- Quy mô của địa bàn;
- Số lượng cơ sở bán lẻ;
- Sự ổn định của thị trường.
Quy định này không áp dụng cho trường hợp cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hóa và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trừ trường hợp có thay đổi quy hoạch và điều kiện này không còn tồn tại nữa.
Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu tại Việt Nam
- Rượu dự kiến kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng;
- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định;
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Hồ sơ, Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập công ty kinh doanh bán lẻ rượu
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập công ty kinh doanh bán lẻ rượu
Hồ sơ gồm:
✅Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bán lẻ rượu;
✅Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
✅Tài liệu đề xuất dự án đầu tư kinh doanh bán lẻ rượu gồm các nội dung chi tiết;
✅Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư nước ngoài;
✅Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nếu dự án đầu tư trong các khu đó.
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời hạn trả hồ sơ là 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu
Hồ sơ gồm:
✅Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu;
✅Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề kinh doanh bán lẻ rượu;
✅Danh sách thành viên công ty/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
✅Bản sao các giấy tờ sau:
- CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
- CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
- Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
✅Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
✅Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia
Thông tin về thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu có vốn đầu tư nước ngoài phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu chính thức, doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu tới cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
⭕Đơn đề nghị cấp Giấy phép con ngành nghề kinh doanh bán lẻ rượu (mẫu số 01 Nghị định 17/2020/NĐ-CP);
⭕Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
⭕Bản sao chứng thực hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ;
⭕Bản sao chứng thực văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn;
⭕Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu;
⭕Bản sao chứng thực Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh bán lẻ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu.
Thời gian: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, thẩm định và cấp giấy phép bán lẻ rượu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Thẻ tạm trú cho người nước ngoài của công ty luật siglaw.