Theo như các tư liệu xưa cũng như quan niệm dân gian cho rằng việc tạo nên bào thai một phần là do cha mẹ, nhưng bên cạnh đó còn có sự “tham gia” của các Bà Mụ, Bà đã “nặn tạo” hình hài thai nhi nên hình nên dạng, có gái, có trai, có xấu, có đẹp… chính vì thế mà những người lớn tuổi thường lý giải cho việc sinh con trai, con gái, mập hay gầy… là do “Bà nặn”. Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiều về sự tích 12 bà mụ cùng ý nghĩa việc cũng lễ qua bài viết sau đây nhé!
>> Xem ngay: Cúng mụ đầy tháng cho bé
Sự tích 12 bà mụ
Ngày xưa, khi mặt đất lúc mới phân khai vẫn còn ẩm ướt lại đen tối mù mịt. Lúc đó có 2 nữ thần Mặt trời cùng Mặt trăng được lệnh của Ngọc Hoàng. Bắt đầu xuất hiện để vừa chiếu ban sáng khắp mọi nơi vừa hun nóng cho khô ráo mặt đất.
Sự tích về hai nữ thần ấy sẽ kể ở một đoạn sau. Đây kể đến chuyện Ngọc Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong, sau đó mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói là ông ta trước hết sử dụng những chất cặn còn sót lại trong trời đất. Để nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu và cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ hay trùng v.v. . . Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, và chất tinh tuý rồi nặn ra một giống loài vật khác một cách công phu hơn. Đó là chính là loài người. Và cũng chính vì thế mà loài người khôn hơn vạn vật.
Riêng về việc nặn ra giống loài người, Ngọc Hoàng khoán trắng cho 12 nữ thần khéo tay. Mà sau này chúng ta thường gọi đó là mười hai Bà mụ. Sự tích của 12 vị nữ thần ấy hiện nay chúng ta chỉ còn biết đến một cách lờ mờ. Có thuyết lại nói đó là những thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta chỉ mới tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó cho trách nhiệm sau khi ông ấy đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật tại hạ giới.
Về chỗ nào cũng cần phải nói thêm cho rõ. Số là những người theo thuyết này thì đã cho là trong vũ trụ từ lúc kiến thiết xây dựng xong. Số lượng thần người, vật cũng như số lượng đất, nước, hơi v.v … đều có hạn không thêm vào mà cũng không bớt đi một chút nào. Người đến khi chết có thể thành người trở lại, nhưng cũng có thể thành vật hay thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc trở thành người sau khi chết nếu được Ngọc Hoàng hoặc bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. Mười hai Bà mụ chỉ là các vị thần có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho 1 người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người.
Lại có người cho 12 nữ thần đó mỗi người giữ một công việc riêng: người nắn về tai, người nắn về mắt, người về tứ chi, người về sinh thực khi, và người dạy nói, cười v.v… Nhưng cũng có nhiều người thì lại cho rằng công việc của 12 nữ thần không phân biệt. Họ làm công việc tập thể mà không phân công.
Việc đó chúng ta cũng không rõ chi tiết, chỉ biết là mỗi một người ra đời ở cõi trần đều phải qua tay 12 vị nữ thần chăm nom nặn mặt mũi chân tay, và dạy cho nói cười khi còn đỏ hỏn. Các nữ thần đó không có trách nhiệm gì về thọ yểu của người mà mình chế tạo ra. Mỗi 1 khuyết điểm đều do cả 12 nữ thần chịu chung. Cho nên trước đây từng có một thi sĩ đã trách cả mười hai nữ thần bằng hai câu thơ:
“12 Bà mụ ghét chi nhau,
Đem các xuân tình vứt bỏ đâu..”.
Về việc sự đã chế tạo ra 1 con người mà quên mất không có sinh thực khí. (Theo Nguyễn Đông Chi)
Tên 12 Bà Mụ
12 bà Mụ, mỗi bà kiêm 1 việc trong sinh nở giáo dưỡng
12 bà Mụ mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng
Danh sách 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm 1 việc trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:
Mụ bà Trần Tứ Nương đảm nhận việc sanh đẻ (chú sanh)
Mụ bà Vạn Tứ Nương đảm nhận việc thai nghén (chú thai)
Mụ bà Lâm Cửu Nương đảm nhận việc thụ thai (thủ thai)
Mụ bà Lưu Thất Nương đảm nhận việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
Mụ bà Lâm Nhất Nương đảm nhận việc chăm sóc bào thai (an thai)
Mụ bà Lý Đại Nương đảm nhận việc chuyển dạ (chuyển sanh)
Mụ bà Hứa Đại Nương đảm nhận việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
Mụ bà Cao Tứ Nương đảm nhận việc ở cữ (dưỡng sanh)
Mụ bà Tăng Ngũ Nương đảm nhận việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
Mụ bà Mã Ngũ Nương đảm nhận việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
Mụ bà Trúc Ngũ Nương trông coi việc giữ trẻ (bảo tử)
Mụ bà Nguyễn Tam Nương đảm nhận việc chứng kiến & giám sát việc sinh đẻ (giám sanh). Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, ở Từ Hựu Cung Sơn tại Đài Bắc lại cung phụng đến 13 bà mẹ sanh, thêm 1 bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh)
Vì sao phải làm lễ cúng mười hai bà mụ?
Không phải tất cả trong chúng ta ai cũng đều biết đến sự 12 bà mụ, đặc biệt là người trẻ. Những câu chuyện truyền thuyết thường nhân cách hóa các nhân vật truyền thuyết, trong đó nổi bật như là Thánh Gióng, Thạch Sanh hay câu chuyện thần Nữ oa vá trời và còn có cả truyền thuyết về 12 bà mụ. Đối với người dân Việt Nam ta, đây là những nhân vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm linh. Truyền thuyết về 12 bà mụ tưởng chừng chỉ là một câu chuyện cổ tích hay sự hợp thức hóa cho các hình thức lễ nghi truyền thống. Nhưng đằng sau đó là sự ẩn chứa nhiều tâm tư, tình cảm và niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, bình an và hạnh phúc của nhân dân. Cúng 12 bà mụ trước là để báo cáo cho tiên tổ về thành viên mới, sau là cảm ơn sự chăm sóc của 12 bà mụ đối với đứa bé. Đồng thời, các bậc cha mẹ và thành viên trong gia đình còn thông qua lễ cúng này gửi gắm sự hi vọng về con đường tốt đẹp đang chờ đón các bé ở phía trước.
Hy vọng bài viết về Sự tích 12 bà mụ bên trên có thể giúp bạn hiểu thêm về những nhân vật truyền thuyết Việt Nam cũng như về lễ cúng mụ truyền thống. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu tìm một dịch vụ đồ cúng trọn gói hãy liên hệ ngay với chúng tôi Đồ Cúng Tâm Linh để nhận được chất lượng dịch vụ đồ cúng tốt nhất nhé!
Nguồn: Đồ cúng Nhân Phúc